Blogger Widgets

Thursday, December 13, 2012

Trông mong gì ở những trò bỏ phiếu giả mạo này chứ?

Quanlambao


Vualambao - Thường vụ Quốc Hội họp bắt đầu từ 11-12-2012, trong đó chủ đề "Bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo" sẽ trở thành một trọng tâm. Cả nước hí ha hí hửng vì cái tin ... 'dân chủ' này! Hãy đợi đến cái ngày Quốc Hội họp bỏ phiếu vào tháng 5/2013 thì sẽ biết thực hư ?

Cũng chính Quốc Hội là người bỏ phiếu bầu các chức danh Lãnh đạo, nhưng cũng chẳng thiếu gì tiểu xảo để "Tuyệt đối tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng'!

Vào tháng 7/2011, trước cái ngày bỏ phiếu, những thành viên như Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, ... thi nhau mời các đoàn chiêu đãi, khi về còn kèm theo phong bì nặng nhẹ tùy theo chức vụ quan trọng của ông bà Nghị!
Trước ngày bỏ phiếu, các đoàn được tự đóng cửa thảo luận! Không được phép thảo luận theo tổ, mỗi đoàn chỉ dăm bảy mống, đa số từ sứ Mù Cang Chải về Hà Nội, thế là chẳng khác thằng mù và điếc, vì vậy mà cũng câm luôn chẳng có ý kiến gì! Các ông bà Nghị 'Mù Cang Chải' hy vọng ra trước Hội Trường sẽ được nghe các Đoàn 'thính tai' hơn phát biểu để nắm thêm về ứng viên, ai dè ông Chủ tịch Quốc Hội cũng cấm tiệt! Đến cả những ứng viên được các Đoàn giới thiệu bổ sung cũng không được 1 giây tóm tắt về họ, vậy là cũng mù tịt. Ngoạn mục hơn là Danh sach giới thiệu dài dằng dặc, nhưng không một ứng viên nào cần phải có cương lĩnh ttrinhf bày cho các ông bà Nghị gật!

Cuối cùng cả làng đều trúng cử! Râm ran trong các Đoàn kháo nhau: Nếu Phạm Vũ Luận, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình mà cho các ông bà NGhị phat biểu thả sức tại nghị trường thì chắc chắn sẽ ... đậu chót!

Vậy thì chờ mong gì ở cái trò bỏ phiếu tín nhiệm giả mạo này chứ?

Trần Nguyên Hồng
Quốc hội VN đã thông qua nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm

Băt đầu từ kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIII, vào tháng 5/2013, sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm cho 49 vị trí lãnh đạo cao nhất Việt Nam.

Nội dung này đã được chính thức thông qua và công bố trong kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần thứ 13, vừa khai mạc sáng thứ Ba 11/12 tại Hà Nội.

Trong các vị lãnh đạo được tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, có Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, các cấp phó của các vị trên, các bộ trưởng, chánh án Tòa ́an Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tổng kiểm toán nhà nước.

Kết quả bỏ phiếu sẽ được công khai ngay sau đó tại Quốc hội.

Thực ra quyết định lấy phiếu tín nhiệm các lãnh đạo cao cấp đã được toàn thể Quốc hội thông qua trong một nghị quyết hồi tháng 11 vừa qua.

Nghị quyết này cũng đề ra quy trình tự xin từ chức hoặc bị bãi nhiệm cho các quan chức, lãnh đạo cao cấp, tùy vào mức độ tín nhiệm họ đạt được tại Quốc hội.

Theo đó, người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức.

Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp hoặc hai năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm để bãi nhiệm.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm, tuy chưa ghi vào Hiến pháp mà chỉ quy định trong một nghị quyết của Quốc hội, cũng được đánh giá là bước tiến gần hơn tới thể chế pháp quyền.

Thế nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về tính thực chất của việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Kỳ họp thứ 13 Thường vụ Quốc hội sẽ kéo dài tới 14/12.


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

4 comments:

Anonymous said...

Phải nói rằng: Chẳng còn trông mong gì vào cái đảng cọng sản này nữa. Dừng chỉ trích, góp ý phê bình xây dựng. Chỉ còn một cách thôi: XOÁ BỎ NÓ!

Anonymous said...

Chế dộ CS là một căn nhà hư nát không còn ở được nũa, nếu không muốn tan thây vì sự sụp đổ của nó.Hãy có can đảm phá bỏ nó đi để xây dựng CĂN NHÀ DÂN CHỦ cho dân tộc, đất nước Việt Nam.

Anonymous said...

Bỏ phiếu tín nhiệm ư? Đúng là trò mèo.Bài học về biểu quyết đề nghị xử lý kỷ luật một đồng chí của Bộ Chính trị còn đó đấy thôi.Ngay cái tổ chức chóp bu này với 10/14 phiếu đồng ý đề nghị kỷ luật mà còn chẳng nhằm nhò gì thì huống chi ở các tổ chức cấp dưới khắc.Mọi người đừng có hý hửng vội và mong các vị sớm bỏ đi cái trò mèo này cho đỡ tốn thời gian của các vị và tiền thuế của dân.

Anonymous said...

Cứ thử đem trưng cầu dân ý, toàn dân bỏ phiếu tín nhiệm xem kết quả thế nào, chứ cha con, chồng vợ bỏ phiếu cho nhau, thì khỏi nói cũng biết kết quả. Góp ý phê bình làm quái gì khi Tổng BT Trọng chỉ nói "không kỷ luật một đồng chí trong bộ chính trị" còn chủ tịch nước Sang chỉ nói"...đồng chí X", kỷ luật nghiêm minh và minh bạch chổ nào ? Chỉ làm chuyện ruồi bu, rỗi hơi !