Blogger Widgets

Sunday, December 9, 2012

Tổng hợp tin kinh tế vĩ mô nổi bật tuần qua

QuanlambaoTheo dự báo của World Bank cho rằng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,2% trong năm 2012 và đạt 5,5% trong năm 2013.

Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2013
Từ ngày 1/1/2013 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1.650.000đến 2.350.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ởdoanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

Nghị định 103/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2013. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 1/1/2013.

Kinh tế Hà Nội tăng trưởng 8,1%

Khai mạc kỳ họp thứ 6 HĐND Hà Nội sáng 3/12, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đã báo cáo kinh tế xã hội năm 2012. Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn thủ đô (GRDP) quý IV ước tăng 8,6% và cả năm đạt 8,1%, thấp hơn kế hoạch năm là 10-10,5% . Các doanh nghiệp đăng ký mới giảm đáng kể.

Cả năm 2012 có 15.000 doanh nghiệp mới với số vốn 83.000 tỷ đồng, bằng 90% về số doanh nghiệp và 70% về vốn đăng ký so với năm 2011. Bên cạnh đó, có trên 12.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động (bằng 11,4% số doanh nghiệp đang hoạt động).

Điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế năm nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát ở mức một con số. Sang tháng 10, CPI chỉ tăng 0,37% so với tháng 9 và so với tháng 12/2011 tăng 5,79%.

Xuất khẩu cả năm ước đạt 114,5 tỷ USD

Bộ Công Thương nhận định kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ tăng 4,6% so với kế hoạch và tăng khoảng 18,2% so với năm 2011.

Đóng góp cho thành tích xuất khẩu năm nay, cùng việc một số mặt hàng tăng giá như chè tăng 0,3%, hạt tiêu tăng 15,9%, dầu thô tăng 0,5%, xăng dầu các loại tăng 3,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 182,9%, thì một số thị trường đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (6,8%), góp phần cải thiện đáng kể cho cán cân thương mại.

GDP Việt Nam năm 2012 ước đạt 136 tỷ USD
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VBF) năm 2012 với chủ đề “Khôi phục sự năng động của nền kinh tế”, ông Nguyễn thế Phương, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư đã trình tình hình kinh tế xã hội 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013.

Theo đó, mặc dù có nhiều khó khăn song tình hình kinh tế năm 2012 của Việt nam đã có những điểm sáng nhất định:

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiềm chế dự báo CPI năm 2012 ở mức 7,5%

Ước nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm mạnh nhập khẩu, tăng xuất khẩu góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ của nhà nước)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540 USD/người/năm.

An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm, ước năm 2012 giải quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở thành thị là 3,63%

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013

Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra ba kịch bản kinh tế Việt Nam cho năm 2013, dựa trên những phân tích bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới.

Trong đó, kịch bản tăng trưởng thấp (kịch bản 1) nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt mức 2,8%, khi đó vốn đầu tư phát triển Việt Nam dự báo sẽ tăng 5,5%; kịch bản 2 nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,3%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 11%; kịch bản tăng trưởng cao (kịch bản 3) nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,6%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 15%.

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,5% trong năm 2013

Ngân hàng Thế giới World bank đã tổ chức họp báo công bố chương trình cuộc họp Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam 2012 diễn ra vào ngày 10/12 tới đây tại Hà Nội. Theo ước tính, dự trực ngoại tệ năm 2012 của Việt Nam khoảng 2,3 tháng nhập khẩu, thấp nhất trong 10 nền kinh tế Đông Á theo khảo sát của WB.

Chuyên gia của World Bank đánh giá Việt Nam triển khai chậm trễ và kém hiệu quả quá trình giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và DNNN. Có quá nhiều báo cáo về con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam với những chênh lệch không nhỏ.

Tuy nhiên, chỉ cần chênh lệch 1% thì cũng đã xấp xỉ 1,1 tỷ USD. Những điều này đang là những rào cản tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Dự báo của World Bank cho rằng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,2% trong năm 2012 và đạt 5,5% trong năm 2013.

Chỉ số PMI lên mức cao nhất trong vòng 14 tháng

Ngân hàng HSBC vừa công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam với kết quả 50,5 điểm trong tháng 11, lần đầu tiên vượt trên ngưỡng trung bình 50 điểm trong 14 tháng qua và tăng đáng kể so với mức 48,7 điểm của tháng trước.

Mặc dù, chỉ số PMI tháng 11 chỉ thể hiện mức cải thiện nhỏ về các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất nói chung nhưng đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Chỉ số tăng cao chủ yếu do tăng sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới.

Theo HSBC, việc làm được tạo thêm trong 2 tháng liên tiếp và số lượng nhân công tiếp tục tăng cũng góp phần vào việc giảm lượng công việc tồn đọng trong tháng. Tốc độ tạo việc làm tăng nhẹ so với tháng 10 và là mức tăng đáng kể nhất trong một năm qua.

Hồng Cúc
Theo TTVN


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

1 comment:

Anonymous said...

WB dua vao con so nao de tien doan ?
IMF co vien tro cho VNam khong
chac chan la khong, IMF chi lo cho Chau Au vi vay tien doan muc tang truonc 5.3 la co loi cho ho.

Chac