Blogger Widgets

Tuesday, December 11, 2012

Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

Quanlambao  - "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết (kể cả những công trình bằng ngoại ngữ của các học giả nước ngoài). Chỉ cần đọc qua mục lục quyển sách là đủ để choáng ngợp bởi sự súc tích của nó. Tất cả những vấn đề nổi bật đều được kể lại với những thông tin mới lạ: từ sự cố “nạn kiều” ở miền Nam, đến những thất bại kinh tế đưa đến chính sách Đổi Mới năm 1986, vụ "Sáu Sứ", đến chiến tranh biên giới Tây Nam... đều được Huy Đức thuật lại rành mạch, lớp lang, theo ký ức của hàng trăm nhân vật chủ chốt ̶ nhiều người có những vai trò quyết định trong các sự kiện ấy ̶ được chính tác giả phỏng vấn.
Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản. Có thể nói, ngoài Huy Đức, trong lớp nhà báo hiện nay, không ai có thể có được những phỏng vấn trực tiếp với hầu hết những nhân vật quan trọng ở Việt Nam như thế này. Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!) ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng “nhạy cảm”, thậm chí "thâm cung bí sử".
Đàn áp Văn Giang

Ngoài sự cực kỳ súc tích, một đặc điểm nổi bật khác, càng đáng ca ngợi, ở tác phẩm này là sự rất công bằng của tác giả đối với “bên thua cuộc”. Tôi chưa bao giờ được đọc những câu chuyên về sự gian truân (mà tôi đã nghĩ là không bút mực nào tả xiết) của những người vuợt biên, những “thuyền nhân”, được kể lại một cách trung thực, không phê phán, không tuyên truyền, nhưng đầy tình người và nước mắt, như trong cuốn này. Tôi cũng chưa bao giờ được đọc về hoàn cảnh tái sum họp của những gia đình tập kết, hay những người bị đi cải tạo, như đã đọc ở đây.

Ở một tầm mức cao hơn, “Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam: Họ không phải là những ác quỷ “bán nước” (thậm chí “vô luân” trong đời sống cá nhân) như những người thù ghét họ thường khẳng định, nhưng cũng chẳng phải là những lãnh tụ anh minh, tài đức, luôn luôn gắn bó, đoàn kết với nhau, như ghi trong “chính sử” của Đảng. Họ là những con người với những tị hiềm, những tranh chấp cá nhân, những thiếu sót ở cách cư xử trong gia đình, và, vâng, những sai lầm nghiêm trọng về chính sách, chiến thuật, về đường lối cai trị, và nhất là (theo tôi) cách chọn người của họ. Những sai lầm mà, theo tôi, đã đưa đến hậu quả hiện nay (và vẫn còn tiếp diễn chưa biết đến bao giờ) cho đất nước.

Hẵn có độc giả sẽ “than phiền” rằng “Bên Thắng Cuộc” thiếu những phân tích tổng quan của chính người viết, nhưng, tôi nghĩ, Huy Đức truớc hết là một ký giả, trọng trách hàng đầu của anh là ghi lại một cách trung thực, có hệ thống, càng nhiều càng tốt, những sự kiện xã hội, chính trị và lịch sử. Phần vụ phân tích những sự kiện ấy thì nên để cho những người khác (hay chính Huy Đức, trong một cuốn sách mà tôi mong anh sẽ viết sau này). Một phê bình khác, có lý hơn, là quyển sách này vẫn còn nhiều khoảng trống (trong dòng lịch sử). Có lẽ, khi đọc lại, tác giả sẽ phát hiện những khoảng trống ấy và sẽ lấp chúng trong những lần tái bản sau.

Tất nhiên, nhiều thông tin trong cuốn này cần được kiểm chứng (nhất là thông tin về những sư kiện liên hệ đến những quốc gia khác mà các học giả quốc tế đã nói đến khá nhiều, dựa vào những tài liệu văn khố hải ngoại). Song, dù vài sự kiện nào đó (ví dụ như về liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc) có thể là chưa thật đầy đủ (và có thể có ích hơn nếu tác giả đối chiếu với những nguồn nước ngoài), cuốn này cũng hữu ích vì nó cho thấy cái nhìn của người trong cuộc (về phía Việt Nam). Nếu họ có nhận định không đúng, có thiếu sót thông tin, và do đó có những quyết định sai lầm, thì chính sự sai lầm ấy cũng là một dữ kiện làm rõ thêm lịch sử.

Cuốn sách sẽ là một sự thích thú cho tất cả mọi người Việt Nam ưu tư với quê hương, mong muốn nhìn lại chính cuộc đời mình, gia đình mình, trong gần 40 năm qua, nhưng nó cũng là một kho tư liệu hết sức dồi dào, mới mẻ, cực kỳ quý báu cho những học giả, những sử gia nghiên cứu về Việt Nam. Chúng ta nên cám ơn tác giả.

Trần Hữu Dũng


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

7 comments:

Anonymous said...

Cong San thang My la nho gia doi, co gi la hay

Hiep dinh Paris, Mien Bac cam ket khong xam luoc mien Nam, My run quan 1972, Cong San nuot loi de quan xam luoc mien Nam 1975.

He qua ????
Duoi co mat quoc te, VNAm la mot thang gian xao, lua thay phan ban, lat long

My khong them choi
Trung Quoc khong tin thang chu hau xo la,

Ben thang tran ?!!! 40 nam ngheo hen, co gi la hay

Chac

Anonymous said...

Đề luận chẳng lấy sự thật làm gốc, csvn bán nước trước 1975 chứ sau này chỉ thực hiện theo thôi, việc nói lịch sử phải có đầu có đuôi chứ sự việc không ở trên trời rớt xuống.
Chẳng vô cớ khi tq nói: miệng lưỡi VN thay đổi qua các thời kỳ.
Chẳng vô cớ khi bắc việt súng đạn tràn ngập nhưng lúc nào cũng đói vì thiếu lương thực.
Vay là phải trả, csvn vay nhưng dân VN và tổ quốc VN trả. Cuốn sách này hay ở chỗ nào ?

Anonymous said...

Bạn ơi, bạn có biết hiệp định paris nói gì không mà to mồm dữ vậy, đọc kỹ lại nhé

Anonymous said...

@ 10: 34,
5. Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.
idiot

Trương Vĩnh Lãi said...

Các bác ơi, tôi ở nước ngoài , thấy các bác nói về cuốn sách hay quá, làm ơn bày giúp tôi cách truy cập trên mạng để đọc cuốn sách này được không, tôi già cả và lạc hậu lắm không biết nhiều về máy tính , tin học, mọi người làm ơn nhé, hãy gửi cho tôi lời hướng dẫn vào email vinhlai59@yahoo.com. Xin đa Tạ hảo tâm Quí vị
Kính thư
Trương Vĩnh Lãi

Phi Hùng said...

Chào bác Trương Vĩnh Lãi. Sách này post đầy trên mạng ấy bác cứ vào google là kiếm được cả đống. Bác zô đây mà tải zề đọc nhé: http://www.mediafire.com/?p27u1p8md6perf1
P/s: Phi Hùng

Unknown said...

Xin hỏi Phi Hùng là sau khi lấy về từ MediaFire thì không giải nén ra được vì nó bảo có password nhưng tôi không thấy có ghi chú kèm theo, nên vẫn chưa xem được.
Khi giải nén lần đầu cho ra 2 thứ, đầu là adobe dể xem file thì có password, còn phần bài chánh không có