Blogger Widgets

Saturday, November 17, 2012

THÊM MỘT CHÂN DUNG KẺ THÂU TÓM...

Quanlambao - Khoảng vài tháng trước thị trường Tài Chánh Việt Nam rộ lên việc PVFC - Công ty Tài chính Dầu khí sáp nhập vào WB, nhưng sau đó các 'đương sự' trong cuộc người phủ nhận, kẻ lặng thinh khiến giới tài chính không rõ thật hư ra sao.

Gần đây 'tin đồn' PVFC đã chính thức được khẳng định bởi giới Ngân Hàng. Ngân hàng WB buộc phải bán cho PVFC dưới sự 'ép duyên' của ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình! Ông Bình nhất định không cho Cổ đông của WB được phép bán cho bất cứ nhà đầu tư nào khác mà phải bán cho PVFC! Thoạt đầu thì ông Thống đốc 'giới thiệu' để bố già Kiên nhảy vào thâu tóm, sau đó khi thấy mùi 'thum thủm' bốc ra từ bố già Kiên nên Thống đốc Bình đã nhanh trí chuyển hướng đẩy con mồi khác vào thế chỗ!

Trong khi PVFC là một Tập đoàn Tài chính Dầu khí do Petrovietnam nắmđến 70% vốn, tổng dư nợ trên 120.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu cho Vinashin, Vinaline, cho các Tập đoàn nhà nước khác và các cánh 'hẩu' vay đến nay theo thông tin từ nội bộ đã chiếm đến 40% và hiện không có khả năng trả nợ vì tham nhũng, thất thoát, ăn chia khi cho vay dự án...

Ngay cả tiền mua cổ phiếu của các cổ đông WB cũng không có mà lại hè nhau đi vay các ngân hàng khác. Không những thế theo thông tin chúng tôi nhận được PVFC hiện còn quỵt không trả 700 tỷ vẫn đang nợ các cổ đông của WB, như vậy đây là việc mua bán sáp nhập bình thường hay là sự 'trấn lột' với sự 'ép duyên' trắng trợn của ông thống đốc? 

Và dưới đây thêm một vụ án về Lãnh đạo của PVFC do chính báo Lề Đảng đăng tải.

Tại sao Thống đốc Bình buộc cổ đông của WB phải chuyển nhượng của mình cho một đối tác tồi tệ bị Uỷ ban giám sát Quốc Gia xếp hạng nhóm 5 báo động và hoàn toàn mất hết vốn??? Nếu không phải vì lợi ích của cá nhân ông Thống đốc và nhóm lợi ích thì của ai???

Petrovietnam, Ban chỉ đạo chống tham nhũng, Ban Thanh Tra Chính Phủ tại sao không vào làm rõ cái Công ty chứa đựng đầy rủi ro cao gấp 1.5 lần Vinashin này???

Một lãnh đạo PVFC bị tố quỵt tiền, sắp hầu toà


Ông Đỗ Quang - Ủy viên HĐQT của TCty CP Tài chính dầu khí (PVFC) - bị tố vì kêu gọi người quen góp hơn 400 triệu đồng mua cổ phiếu (CP), cầm được tiền rồi thì ông không có bất kỳ động thái nào về giao dịch CP hay sang tên cho NĐT. Sau 5 năm đòi lại tiền bất thành, cực chẳng đã, người góp vốn phải kiện ông Quang ra toà để đòi nợ.


Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội (ngày 15.10) đã thụ lý đơn kiện của bà Nguyễn Minh H - ở Đống Đa, Hà Nội - kiện ông Đỗ Quang, hiện là Ủy viên HĐQT của TCty CP Tài chính dầu khí PVFC về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Theo đơn khởi kiện, do quen biết từ trước nên ông Đỗ Quang có bàn bạc với chị H về việc có thể mua được CP tốt để đầu tư. Tin ông Quang làm ở một Cty lớn về tài chính, có hiểu biết về CK, nên ngày 21.12.2007 chị H đã đưa cho ông Quang 400 triệu đồng để mua 10.000 CP của NH Liên Việt, 10.000 CP của NH SHB và 31,5 triệu đồng chuyển thêm năm 2010 để mua trái phiếu NH Liên Việt. Khi nhận tiền, ông Quang ghi rõ mục đích nhận tiền cũng như các loại CP sẽ mua.

Sau khi nhận tiền đã lâu, ông Quang không có phản hồi gì. Chị H thắc mắc về chuyện sang tên, chuyển quyền sở hữu CP lại cho mình như thoả thuận thì ông Quang nói đó là loại CP dành cho cổ đông chiến lược, bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm nên chỉ có thể chờ và lĩnh cổ tức hằng năm. Tuy nhiên, suốt 3 năm sau đó, ông Quang chỉ đưa vẻn vẹn cho chị H 5 triệu đồng nói là tiền cổ tức, còn lại viện nhiều lý do để không trả.

Hết 3 năm, chị H nhiều lần điện thoại, nhắn tin, email yêu cầu ông Quang chuyển quyền sở hữu số CP theo giao kết và trả đủ số cổ tức, nhưng ông Quang đều lấy lý do bận việc, đi công tác cũng như không cung cấp bất cứ giấy tờ nào thể hiện có việc mua, sở hữu các loại CP như thoả thuận. Nhận thấy sự việc có dấu hiệu lạm dụng chiếm đoạt tài sản nên ngày 18.4.2011, chị H đã gửi đơn tố cáo lên Ban lãnh đạo Cty PVFC. Cùng ngày hôm đó, ông Quang gọi điện xin lỗi chị H, đề nghị rút đơn và hứa sẽ trả lại đầy đủ tiền.

Ngày 21.4.2011, ông Quang gặp và trả trước chị H 100 triệu đồng, hứa sang tháng 5.2011 sẽ trả hết số tiền còn lại. Trong giấy biên nhận, chị H thể hiện rõ việc nhận 100 triệu đồng và số tiền còn lại mà ông Quang phải thanh toán. Đầu tháng 6.2011, sau nhiều lần gọi điện không được, chị H email yêu cầu ông Quang trả tiền gốc và lãi nhưng ông Quang có nhắn tin đề nghị “Dạo này anh kẹt quá” (tin nhắn còn được lưu), sau đó “xù” luôn số tiền còn lại bằng cách không nghe điện thoại, đến cơ quan không tiếp.

Qua tìm hiểu, số CP của NH Liên Việt ông Quang đã thực hiện rất nhiều giao dịch chuyển nhượng, suốt trong các năm 2007 đến 2011. Vậy tại sao lại không sang tên cho chị H(?). Còn CP của NH SHB thì ông Quang mới bắt đầu sở hữu 30.000 CP từ ngày 11.3.2011, nghĩa là nhận tiền sau hơn 4 năm, ông Quang mới “mua hộ” chị H CP (?). Nhằm làm rõ sự việc, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với ông Quang, nhưng ông không nghe điện thoại.

Được biết, Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm đã gửi thông báo thụ lý và chuyển giấy triệu tập cho ông Đỗ Quang nhiều lần, nhưng ông Quang đều không có mặt theo yêu cầu, không cung cấp ý kiến và chứng cứ cho tòa, thể hiện sự thiếu hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng. Không lẽ là một lãnh đạo ở một cơ quan tài chính mà ông Đỗ Quang có thể “lem nhem” chuyện tiền bạc và coi thường pháp luật đến thế?

(Theo Lao động)
20. GIÁO DỤC 21. GIÁN ĐIỆP

No comments: