Blogger Widgets

Friday, June 15, 2012

CHUYỆN LỊCH SỬ QUỐC KÌ VÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC (KÌ 2)



Vậy tại sao lịch sử Quốc kì cờ đỏ sao vàng lại tối tăm mù mịt như vậy trong khi đáng ra nó phải rõ ràng, minh bạch để làm bật lên ý nghĩa thiêng liêng đáng phải có của bài học vỡ lòng về truyền thống yêu nước, về ý thức trách nhiệm của con dân Việt đối với Tổ quốc, đối với Quốc kì? Và tại sao lại có chuyện NHT và hệ lụy của cái gọi là “tác giả quốc kì”của Sơn Tùng. Đã mấy phen Ngu mỗ tính liều mình làm một cuộc phỏng vấn Sơn Tùng về vấn đề này nhưng rồi cứ nhớ hai lần đã nghe Sơn Tùng trả lời phỏng vấn với Tiền Phong tháng 5/2005 và Tuổi Trẻ tháng 11/2006 bèn thôi. Cả hai lần trả lời phỏng vấn này, cái giọng Sơn Tùng cứ trả bài đều đều đến buồn ngủ và hoàn toàn giống nhau thậm chí không sai đến mốt cái dấu phẩy. Thôi! Thêm lần thứ ba, một lần nữa phỏng có ích gì. Chi bằng dạo “quép” để tìm hiểu coi Sơn Tùng là ai? Sáng tác nhân vật NHT và cái gọi là “tác giả quốc kì” nhắm tới mục đích nào?
Vậy mà những “quép”, những “còm”, hết ngày dài rồi lại đêm thâu, Ngu mỗ cứ như kẻ lạc trong rừng rậm Phi châu, chẳng lượm lặt được tí tị gì hữu ích cả. Bứt rứt quá, một bữa nọ, Ngu mỗ chợt nhớ lại cái đận Viện Sử học mừng thọ 83 cho Minh Tranh (Khuất Duy Tiễn) ngày 25/3/1997, Văn Tạo có nhắc đến tên một cơ quan: Ban Biên tập Sự Thật. Thì ra là đây!
Năm nước Việt thứ 6, đại hội quần hồ (xin lỗi:quần hùng) lần thứ hai diễn ra ở trong rừng và lập kỉ lục về đại hội kéo dài nhất trong lịch sử các lần đại hội. Vận nước quá bộn bề chăng? Không phải. Chỉ biết rằng với năng lực thượng thừa cỡ sư phụ Nhạc Mất Quần, trong vòng nửa tuần trăng vừ dí, vừa trấn, Trùm Khu đã đạt được mục đích là chiếm đoạt ghế minh chủ. Võ lâm từ độ đó, trộm vía, gọi là Trùm Tổng Khu.
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn đại hội 2, Trùm Tổng Khu nhận thấy nguy cơ những “thâm (đen) cung bí (kíp) sử” chốn hậu cung có thể có thể bị xì bất cứ lúc nào bèn giao nhiệm vụ bưng bít, trám trét… cho Ban Tuyên Truyền TW ( Ban Tuyên Giáo ngày nay là sự sáp nhập của 4 Ban hồi đó gồm Tuyên truyền, Huấn luyện, Khoa học, Giáo dục). Phần vì công tác đặc biệt, phấn vì vốn dĩ Trùm Tổng Khu đa nghi quá Tào Tháo, Trùm Tổng Khu không tin bất cứ ai bèn tự mình kiêm luôn chức trưởng ban đặc biệt này.
Vì là một ban đặc biệt nên được chăm bẵm bú mớm rất kỹ, ban này lớn nhanh tựa Phù đổng, có thời điểm người của ban đông gần bằng nửa nhân sự của cả triều đình.
Sang đầu năm 1952, Ban “dậy thì”. Mà nó đã “dậy thì” thì không nói ra mà ai cũng biết, nó mọc ra một cơ quan đặc biệt, mang cái tên không phải ai cũng biết: Ban Biên tập Sự Thật. Xin quý thôn dân Việt đừng nhầm với Nhà xuất bản Sự Thật khi đó chỉ là cơ quan in ấn, trị sự, phát hành sách báo, tài liệu của TW. Nhân sự của Ban Biên Tập Sự Thật lúc này có thể kể: Minh Tranh (Khuất Duy Tiễn) làm trưởng ban; Trần Huy Liệu (nổi tiếng vụ Bó đuốc sống); Từ Lâm (tên khác lá Lê Hy, Lã Vĩnh Lợi); Sơn Tùng (khi đó dùng tên khác là Nam Mộc);…
Đến khoảng giữa năm 1952, cũng trên nền tảng nhân sự của Ban Tuyên Truyền TW này, một cơ quan khác nữa được thành lập dưới tên gọi là Ban Sờ,Vờ Đờ (tức Sử, Địa, Văn) với Trần Huy Liệu (Trưởng ban); Minh Tranh (Bí thư chi bộ); Văn Tạo (biên tập sử); Lê Xuân Phương (biên tập địa); Nguyễn Đổng Chi (biên tập văn),…Trong số này có Lê Xuân Phương và Nguyễn Đổng Chi chưa phải đảng viên, về Ban này sau 1954 thuộc dạng tị nạn “thổ cải”.
Các cơ quan đặc biệt này, từng giai đoạn lịch sử, được biên chế là một bộ phận của các Ban TW khác nhau nhưng luôn được trao quy chế làm việc đặc biệt là nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Trùm Tổng Khu và báo cáo công tác cũng chỉ thực hiện báo cáo trực tiếp cho Trùm Tổng Khu.
Sau 1954, có được nửa vương quốc, hai Ban đặc biệt này lần lượt được sắp xếp lại thành: Hội đồng biên soạn Lịch sừ Đ; Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW; Nhà Xuấn bản Sự Thật (tổ chức lại); Báo Nhân Dân (tổ chức lại); Viện Sử học; Viện Văn học… để tiếp quản những gì Phú lãng sa bàn giao lại. Nhân sự của hai Ban về tiếp quản kinh kì được phân chia nắm giữ các vị trí then chốt của công tác biên soạn, tuyên truyền “lịch sử”, “sự thật” như: Minh Tranh (Giám đốc Nhà XB Sự Thật); Trần Huy Liệu (Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW, Viện trưởng Viện Sự học); Văn Tạo (Viện trưởng Viện Sử học); Hà Huy Giáp (Phó Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW);…Các nhân sự khác diện “tài nông đức cạn” nhưng cúc cung tận tụy (như Sơn Tùng?) thì lê dép theo Trùm Tổng Khu về công tác ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW hoặc Hội đồng Biên soạn Lịch sử Đ.
 Không hiểu hai Ban này nắm giữ những “thâm (đen) cung bí (kíp) sử” ghê gớm đến mức nào mà hai chức Trưởng Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW và Chủ tịch Hội Đồng Biên soạn Lịch sử Đ., không dám giao cho ai mà phải tự tân nắm giữ cứ như mình là “thiên hạ đệ nhất giỏi sử” vậy. Chẳng thế mà sau “thổ cải”, Trùm Tổng Khu dù phải nghẹn ngào rời ghế tổng để chỉ còn là Trùm Khu nhưng hai chức trên vẫn không được giao cho nhười khác.
Cũng không hiểu là do nước Việt ta không có người thuộc sử, giỏi sử hay tại, bị, bởi vì đã nguyện “sống để biên soạn và tuyên truyền lịch sử cùng sự thật, chết quyết mang theo” mà sau này, khi Trùm Khu (Trời a! Ngu mỗ là dân lục tỉnh mà cứ phải nói hoài cái từ không muốn nói này) về với các cụ nhiều râu, hai cơ quan này cũng tạ thế (giải thể) theo.
Một chuyện nữa mà Ngu mỗ càng không hiểu, mà chắc mọi người cũng như Ngu mỗ cả thôi vì ví thử cho rằng hai Ban này quan trọng thế, đặc biệt thế phải do đức Tổng trực tiếp nắm giữ, khi tổng khác lên thay thì tổng cũ có trách nhiệm bàn giao lại. Đằng này Trùm Tổng Khu, hoặc sau này chỉ còn là Trùm Khu, nhất quyết “một tấc không đi, một li không rời…bí mật”, khư khư nắm giữ cho đến chết thì hẳn nó phải “kinh thiên động địa” lắm. Cứ thử quy nạp mà coi: Sơn Tùng có “tác giả quốc kỳ”; Trần Huy Liệu có “bó đuốc sống”;…Vậy cỡ trùm sẽ có gì?
Hiểu được Sơn Tùng rồi, Ngu mỗ À ra thế! Thảo nào Sơn Tùng bắt đầu “tìm hiểu” về lịch sử Quốc kì từ năm 1965 mà không thèm tìm đến các vị thủ lãnh Khởi nghĩa Nam kì đang tập kết ở đầy chốn kinh kì như: Nguyễn Văn Vịnh (Khu trưởng Khu 8, Trưởng Ban Thống Nhất TW); Ung Văn Khiêm (Bộ trưởng Nội vụ); Nguyễn Văn Hưởng (Bộ trưởng Y tế); Trần Văn giàu (kho tư liệu sống về lịch sử cách mạng Nam bộ)… hoặc các nhân chứng khác như: Trần Quang Lợi (Bí thư Huyện ủy Châu Thành-Mỹ Tho) đang cùng công tác ở Ban Nghiên cứu Lịch sử Đ.TW; Nguyễn Thị Thập (nguyên giao liên của một cán bộ cỡ cấp …huyện của Châu Thành-Mỹ Tho) … là những người đã tham gia Khởi nghĩa Nam kì 1940 ở huyện Châu thành - Mỹ Tho nơi cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. Và đặc biệt nhất chính ông Lê Quang Sô – Thủ lãnh đích thực của Khởi nghĩa Nam kì tại Mỹ Tho, người đã phất lên ngọn cờ đỏ sao vàng hiệu triệu toàn thể nhân dân đứng dậy, cũng tập kết ở ngay chốn kinh kì. Nguyên do nào khiến Xuân Tùng phải chui vào rừng (lại vào rừng) miền Đông Nam bộ để gặp một ông Năm Thái nào đó mà chính Sơn Tùng cũng không trả lời được câu hỏi của phóng viên khi phỏng vấn: Ông Năm Thái là ai?
Tháng 12/2009 Tạp chí Hồn Việt đã có bài kêu lên “NHT không phải là tác giả quốc kì”.
Ngày 17/12/2009, tại hội thảo “Quan điểm văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận của HCM trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tp.HCM tổ chức tại T.78, một chức sắc tuyên giáo thành “quỷ” tp.HCM cũng đã tham luận mà rằng: “Ông Sơn Tùng có quyền hư cấu về nhân vật NHT trong tác phẩm văn học của mình, nhưng hư cấu một vần đề trọng đại là cho NHT trở thành tác giả là quốc kì – linh hồn của dân tộc, của đất nước thì quả là… liều”. Đoạn khác: “Trong tác phẩm văn học của mình, nhà văn Sơn Tùng đã xây dựng nên tất cả những suy nghĩ, trăn trở và cả “thao tác” vẽ cờ của NHT, sáng tác cả những bài thơ “giùm” cho NHT – là bài thơ “…Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh. Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh…” mà sau này rất nhiều bài báo, tài liệu đã mặc nhiên công nhận là thơ NHT”.
Thế đấy. Cán bộ tuyên truyền của nước Việt ta giỏi thật. Suýt nữa Ngu mỗ đã trách lầm Sơn Tùng là “té giếng”. Chỉ cần mang danh là người chuyên viết về danh nhân cách mạng, nhân dịp tác giả đích thực của là quốc kì cờ đỏ sao vàng vừa mất thì kiếm tìm xem có ông bà danh nhân nào (có thật thì càng tốt, không có thật thì… bịa) phù hợp (phù hợp càng tốt, không phù hợp thì cũng… tuyên truyền ý mà) trám trét ngay vào chỗ thủng này. Đây rồi! NHT, từng theo học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngành gì? Không quan trọng. Mỹ thuật là bao trùm. Bản thảo trình lên Ban nghiên cứu… để Trùm Khu trực tiếp duyệt thì ba cái thằng biên tập nhà xuất bản Thanh niên có mà ăn gan rồng cũng đố dám biên tập lần nữa. Và cứ thế, cứ thế… mà tuyên truyền nhé! Đứa nào nói khác đi là chết với ông trùm đấy.
Chỉ tội nghiệp cho Ngu mỗ, nào có ngờ trời chẳng cho ông trùm được “vạn thọ vô cương”, rồi lại ra những quép những còm nên thông tin về lịch sử quốc kì giờ cứ kiểu “kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho con cháu nước Việt hồn kinh” (nhại văn tế cụ Đồ Chiểu) khiến bài toán lịch sử quốc kì đề làm người Việt yêu nước giải từ khi còn thơ trẻ để rồi về già lại cho ra đáp án là một cây tuyên truyền Sơn Tùng. Còn chuyện lá quốc kì ra đời trong hoàn cảnh nào, ở đâu, do ai sáng tác? “Tại sao đỏ, tại sao vàng, tại sao năm cánh sao?”… Và tại sao có những kẻ cố tình đẩy đưa chuyện này vào cõi u linh, mịt mờ nhằm đạt ý đồ gì thì vẫn còn là bài toán khó chưa có đáp án.
Ông bà xưa đã dạy: Càng học càng ngu. Ngu mỗ xin được bổ sung: Càng ngu càng phải học. Bài học vỡ lòng về lòng yêu nước, bài lịch sử quốc kì cờ đỏ sao vàng có ai đang học chăng xin cho mỗ học cùng, hy vọng một ngày đẹp trời nào đó, Ngu mỗ có thể giảng lại cho cháu mình rằng: Quốc kì nước Việt ta ý nghĩa như thế đấy, thiêng liêng như thế đấy, ông cháu ta tự hào được đứng thẳng, hãnh diện dưới ngọn quốc kì đỏ thắm có ngôi sao vàng năm cánh vì ta là người Việt Nam yêu nước, yêu quốc kì.
Hy vọng.
Tại sao không!
Nhưng bao giờ?
Ngu công nước Việt

11 comments:

Phước Lý said...

Bà kia tuổi sáu mươi rồi
Mà sao không được phép ngồi bán khoai?
Cụ kia tuổi bảy mươi hai
Mà sao hội họp mệt nhoài không tha?
Tự do tôi qúy thiết tha
Mà sao tù ngục hết ra lại vào?
Anh kia đi lính thủa nào
Tội chi cảnh sát cũng vào bắt đi?
Em kia học chửa biết chi
Mà sao sớm vội bỏ đi nông trường?
Bạn tôi học vấn khác thường
Mà sao vất vưởng cuốc đường ốm ho?
Cậu kia con cụ đồ nho
Mà sao móc túi, mặt tro trát vào?
Cô kia như giải lụa đào
Mà sao bát phở vài hào cũng trao?
Nguyên nhân chẳng phải sâu đào
Thấy ngay thủ phạm: Vàng Sao Lá Cờ.

-----thư Nguyễn Chí Thiện

tontu said...

anh la ai sao viet hay vay/

tontu said...

anh la ai sao viet hay qua vay

Anonymous said...

Như ta biết , Ho Chi Minh là hoc trò Mao , rất hâm mộ Tàu Cộng, luôn luôn ''bắc chước'' thần tượng Mao nên ta không ngac nhiên khi thấy lá cờ đỏ sao vàng đến từ TQ. Xem cờ trong thời cách mạng Tàu
http://www.youtube.com/watch?v=Lz6VkpaHbjc&feature=related

Nong Dan said...

Tôi cũng có quen biết Sơn Tùng từ miền đông NB , ông cũng có chút tiếng tăm ở cấp trung đoàn đối với dăm ba anh thích văn chương hoặc giả vờ thích văn chương như tôi .
Sau 1975 , về HN , tôi cũng có tới nhà Sơn Tùng ở Ngõ Văn Chương phố Khâm thiên đôi lần cùng với Đoàn Hảo , làm ở xưởng phim vn , ( trong chiến trường thì lấy bút danh Đoàn Việt Bắc ).Được nghe ông nói chuyện nhiều lần , có vẻ đắc ý tự hào , khách khí lắm , về nhiều chuyện ... nghe thì biết vậy , nhưng thực lòng thì tôi không tin .
Tôi có sống ở Diễn kim , quen biết nhiều người , hiểu tâm hồn người Diễn Kim , người dân ở đây rất tốt , rất nghèo , ngày xua cũng nghèo , bây giờ cũng nghèo . Dân đi biển mà , thật thà , chân tình lắm ! Nhưng ông Sơn Tùng thì khác , khác xa ! bởi vậy trước đây tôi nghi ngờ , và bây giờ thì không tin ông .40 năm biết nhau rồi còn gì , mình vô tư mà nhận xét thôi , có vì cái gì đâu mà kèn cựa nhất là với một người hơn tuổi mình , phải không quí vị , nhưng không phải vậy thì là không phải vậy .

Nong Dan said...

Tôi cũng có quen biết Sơn Tùng từ miền đông NB , ông cũng có chút tiếng tăm ở cấp trung đoàn đối với dăm ba anh thích văn chương hoặc giả vờ thích văn chương như tôi .
Sau 1975 , về HN , tôi cũng có tới nhà Sơn Tùng ở Ngõ Văn Chương phố Khâm thiên đôi lần cùng với Đoàn Hảo , làm ở xưởng phim vn , ( trong chiến trường thì lấy bút danh Đoàn Việt Bắc ).Được nghe ông nói chuyện nhiều lần , có vẻ đắc ý tự hào , khách khí lắm , về nhiều chuyện ... nghe thì biết vậy , nhưng thực lòng thì tôi không tin .
Tôi có sống ở Diễn kim , quen biết nhiều người , hiểu tâm hồn người Diễn Kim , người dân ở đây rất tốt , rất nghèo , ngày xua cũng nghèo , bây giờ cũng nghèo . Dân đi biển mà , thật thà , chân tình lắm ! Nhưng ông Sơn Tùng thì khác , khác xa ! bởi vậy trước đây tôi nghi ngờ , và bây giờ thì không tin ông .40 năm biết nhau rồi còn gì , mình vô tư mà nhận xét thôi , có vì cái gì đâu mà kèn cựa nhất là với một người hơn tuổi mình , phải không quí vị , nhưng không phải vậy thì là không phải vậy .

Bun Thoong said...

Người trong ban Tuyên giáo Trung ương là Song Tùng chứ không phải Sơn Tùng hoặc Xuân Tùng.Kể ra thì còn nhiều cái ta chưa biết ví dụ nguồn gốc của Việt Độc lập Đòng Minh hội
gọi tắt là Việt minh hay ai đã vẽ quốc huy Việt nam....

namdigidoc said...

http://www.youtube.com/watch?v=ba1OeMS3j00&list=UUNmY8A0OlexAdreKMf25ilg&index=3&feature=plcp

Người Mỹ Tho said...

Ban Biên Tập Sự Thật chứ không nói là Ban Tuyên Giáo.

Anonymous said...

Đọc lại một bài trong "Nhật ký trong tù", bài này cực dở nên ta có thể "tạm" cho là của ô Hồ

Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

Ta có thể biết ý tưởng về sao vàng phát xuất từ lâu lắm, từ hồi ông Ku Nghệ lận . Chắc người ta muốn dấu tác giả chính của nó là Trường Cộng Sản phương Đông mãi tận bên Niên Sô, và ô Ku Nghệ lấy đem về chế biến, miễn là không xa bản gốc .

Sao ô Sơn Tùng không học bên Bắc Triều Tiên nhẩy, họ gán luôn cho Kim Nhật Thành đã nằm mơ thấy .

Anonymous said...

Một quốc gia lá quốc kỳ là hồn nước,nếu cả một dân tộc cho đến nay củng không hiểu được ý nghỉa của lá quốc kỳ đó lại để cho một tên bán chử nào đó gạt thật là mỉa-mai cho cả dân tộc.Thôi dành vậy! có nên Hội toàn Dân để thay đổi quốc kỳ mới cho ,danh chánh ngôn thuận hợp với lòng mọi người dân không?Nhạc Bất Bình